VietNam New Year

Tết Nguyên Đán (còn gọi là Tết Cả[1], Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay đơn giản là Tết) là dịp lễ đầu năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc Vùng văn hóa Đông Á, gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Triều TiênViệt Nam. Theo biến động lịch sử, người Nhật Bản bỏ Tết Nguyên Đán, còn người Trung Quốc, Triều và Việt Nam vẫn giữ truyền thống đón Tết này cho dù định cư tại nước khác.Tại Việt Nam trước ngày Tết còn có phong tục như "cúng Táo Quân" (23 tháng Chạp Âm lịch) và "cúng Tất Niên" (29 hoặc 30 tháng Chạp Âm lịch). Vì Tết tính theo Âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà rơi vào giữa những ngày này. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).[2]Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 (hay mùng 1[3]) tháng Giêng âm lịch trên toàn nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Sắm đào và quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở Miền Nam được coi là sự chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày giáp Tết. Sau đó, trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, dành những lời chúc mừng tốt đẹp, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

VietNam New Year

Năm 2021 Dương Lịch - Thứ Sáu, Ngày 12 Tháng 2 - Tân Sửu
Năm 2022 Dương Lịch - Thứ Ba, Ngày 1 Tháng 2 - Nhâm Dần
Liên quan đến Tết Việt Nam, Tết Nhật Bản, Tết Trung Quốc, Tết Triều Tiên
Hoạt động Thăm hỏi bạn bè người thân vào ngày đầu tiên của năm mới
Thờ cúng tổ tiên
Mừng tuổi
Mở hàng đầu năm
Tên chính thức Tết Nguyên Đán
Ngày Mùng 1 tháng Giêng (Âm lịch)
Kiểu Tôn giáo, văn hóa, quốc gia
Tên gọi khác Tết
Màu phụng vụ Đỏ
Ý nghĩa Đánh dấu ngày đầu tiên của năm mới theo âm lịch